Làm Bạn Với Con

Chào mừng bạn đến với Blog Làm Bạn Với Con, Hạnh Phúc Mỗi Ngày.

Chơi Với Con

Khoảng thời gian chơi với con sẽ giúp cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn, tạo nên những kỉ niệm hạnh phúc trong cuộc sống.

Học Cùng Con

Học tập là hoàn thiện và phát triển bản thân.

Cùng Con Rèn Luyện

Gia đình là đội nhóm vô địch. Gia đình là nơi cùng học tập, vui chơi, rèn luyện, chia sẻ và giúp đỡ nhau.

Tình yêu thương là nền tảng của hạnh phúc

Yêu thương có trí tuệ sẽ giúp con cái trưởng thành trong hạnh phúc, bình an và thành đạt.

Saturday, June 26, 2021

Làm Sao Để Thấu Hiểu Con Cái ?

 Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ, cha mẹ là những người thầy đầu tiên tốt nhất của con. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn đọc Cách để cha mẹ hiểu con hơn!

1. Phụ huynh phải tạo cầu nối với con

Để con cái và bố mẹ hiểu nhau cần có sự tương tác hai chiều giữa hai bên. Tất cả những hành động, cử chỉ, lời nói, thái độ của bố mẹ sẽ được trẻ ghi nhớ một cách chi tiết. Hãy tạo nên một môi trường đầy tình yêu thương để con có thể phát triển tốt nhất, dùng những câu hỏi mang tính chất gợi mở liên quan đến cuộc sống, học tập tuyệt đối không hỏi những câu hỏi trẻ không muốn nói, tránh để các em cảm thấy căng thẳng mỗi khi nói chuyện với bố mẹ.

2. Học cách đi vào thế giới nội tâm của trẻ

Thế giới nội tâm của trẻ giống như một cuốn sách, cha mẹ cần đọc cả tấm lòng mới có thể hiểu hết ý tứ của trẻ. Nhiều cha mẹ cho rằng, mình ở cùng trẻ cả ngày nên là người hiểu trẻ nhất, nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Để đi vào nội tâm của trẻ, cha mẹ cần:

 Biết sở thích của trẻ: Mỗi đứa trẻ đều có những nguyện vọng, nhu cầu và sở thích của mình. Cha mẹ cần phải tìm hiểu sở thích của con, biết con mình thích cái gì và có hứng thú với điều gì.

  •  
  • Thường xuyên khen ngợi và khích lệ trẻ: Cha mẹ nhất định phải nhớ rằng, trẻ không cần sự giáo dục cứng nhắc mà cần khuyến khích, khen ngợi. Chỉ cần khen ngợi cũng để quan hệ giữa cha mẹ và con cái thêm thân thiết và mang lại niềm vui cho trẻ và là động lực để thúc đẩy sự cố gắng của trẻ.
  • Trách mắng trẻ có chừng mực: trách mắng và phê bình là phương pháp giáo dục cơ bản của cha mẹ. Nhưng trước khi trách mắng, phê bình cha mẹ phải phân biệt rõ ràng, đó là lỗi của trẻ được phép phạm phải hay không. Chỉ những lời trách mắng mang tính xây dựng, trẻ mới tiếp nhận, còn không sẽ khiến trẻ tức giận, chống đối.
  • Quan sát cảm xúc của trẻ: “Quan sát trẻ” là bước đầu tiên để tiến hành giáo dục. Dù là thầy cô hay cha mẹ đều phải biết cách quan sát từng của chỉ, lời nói, sở thích, sự thay đổi cảm xúc của trẻ. Khi nhận ra trẻ giận dữ hoặc buồn bã không rõ nguyên nhân, hãy dừng lại tìm hiểu xem trẻ đang gặp phải chuyện gì, lắng nghe tâm sự của trẻ và đồng thời hướng dẫn trẻ nhận thức đúng đắn và xóa bỏ cảm xúc tiêu cực.
  • Tìm hiểu thế giới nội tâm của trẻ: Trẻ con cũng có tình cảm và thế giới nội tâm riêng và luôn mong muốn được cha mẹ thấu hiểu. Cha mẹ hãy là người bạn tốt, thường xuyên nói chuyện, lắng nghe những câu chuyện và tìm hiểu nội tâm của trẻ trên nhiều phương diện.
  • Tạo cho trẻ nhiều cơ hội giao tiếp.
  • Khuyến khích trẻ tìm tòi, thử nghiệm.

3. Dành nhiều thời gian bên con

Cuộc sống ngày càng bận rộn, cha mẹ dành cả ngày để làm việc, khi về đến nhà thường có cảm giác mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi, thời gian dành cho trẻ ngày càng ít. Trẻ ở bất cứ độ tuổi nào cũng cần được sự quan tâm của cha mẹ để không có cảm giác hụt hẫng, bị bỏ rơi.


Hiện nay số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ đang ngày càng tăng lên, một trong những nguyên nhân chính là sự thờ ơ, thiếu quan tâm của cha mẹ. Vì vậy dù công việc bận rộn hãy cố gắng sắp xếp thời gian để bên con, lắng nghe và chơi cùng con. Điều này sẽ giúp bạn gần gũi và hiểu con hơn. Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên tìm đọc những cuốn sách nói về suy nghĩ, tâm sinh lý của trẻ ở các độ tuổi khác nhau để dễ dàng trò chuyện và thấu hiểu con hơn.

4. Đặt mình vào vị trí của con

Hãy từ bỏ thói quen quát mắng, dọa nạt khi trẻ làm sai. Người lớn luôn có lý do khi làm một việc gì đó, trẻ em cũng vậy, hãy thử đặt mình vào vị trí của trẻ để xem trẻ muốn gì? Vì sao trẻ làm vậy để có thể hiểu và cảm thông cho con. Suy nghĩ về một việc ở cùng một góc độ của trẻ con và người lớn rất khác nhau, từng vội áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái. Hãy đặt mình vào vị trí của con, nghĩ theo cách nghĩ của con để hiểu con hơn.

5. Hãy đối xử công bằng và không so sánh con cái với nhau hay với bất kỳ người nào khác

Sự so sánh và đối xử không công bằng sẽ khiến trẻ bị tổn thương. Ban đầu nếu cha mẹ đối xử không công bằng với những người con khác đứa trẻ đó sẽ cảm thấy cha mẹ không yêu thương chúng, dẫn đến tị nạnh với những anh em khác. Bên cạnh đó chúng sẽ sống khép mình hơn nếu tình trạng kéo dài sẽ khiến chúng bị trầm cảm và tự kỷ. Cha mẹ sinh con ra hãy đối xử công bằng với nhau, tuy không cào bằng cách đối xử nhưng hãy công bằng trong tình cảm. Như thế chúng sẽ lớn lên mà không có chút hờn ghen nào.

Tiếp theo đừng so sánh con cái của mình với những người xung quanh, làm như thế chỉ khiến chúng tự ti hơn mà thôi. Cha mẹ không muốn con cái của mình yếu thế hơn người khác, hãy cổ vũ và động viên chúng chứ đừng vùi dập chúng.

6. Tôn trọng cái tôi của con trẻ

Nhiều cha mẹ thường nghĩ rằng con cái của mình dù 20 tuổi vẫn là trẻ con. Họ không bao giờ có đủ kiên nhẫn để lắng nghe con cái mình nói lên nguyện vọng, ý thích của chúng. Mặc định làm cha mẹ thì có quyền lựa chọn những điều tốt đẹp nhất cho con nhưng đó là theo ý của cha mẹ chứ không phải là ý nguyện của con! Nhiều người không hiểu vì sao con cái của họ luôn cãi lại và bất tuân mệnh lệnh của họ. Cha mẹ quên rằng con cái cũng có cuộc đời riêng của chúng, chúng có những sở thích riêng khác hẳn với cha mẹ thời còn trẻ thế nên đừng mặc định cho mình cái quyền được lựa chọn thay con cái. Hãy tôn trọng cái tôi của nó, để nó được làm những việc nó muốn. Có như vậy con cái mới lớn lên được. Hãy là người đưa đường cho con đừng bao giờ trở thành người vùi lấp ước mơ của con trên đường đời, cha mẹ nhé!

Hy vọng bài viết về Cách để cha mẹ hiểu con hơn đã thật hữu ích cho bạn. Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc!

* Bạn có muốn Thấu Hiểu Con Cái một cách rõ ràng nhất? Bạn muốn thấy rõ Phiên bản tốt nhất của con để giúp con trưởng thành trong hạnh phúc? Hãy Liên Hệ Với Chúng Tôi để được Tư vấn Miễn Phí nhé!

 Làm Bạn Với Con, Gia Đình Hạnh Phúc - Cách Để Cha Mẹ Hiểu Con Hơn

5 Bí Quyết “Thấu Hiểu” Để Kết Nối Cha Mẹ và Con Cái Tuổi Dậy Thì

 Giáo dục con cái ở tuổi thiếu niên là “bài toán” nan giải đối với rất nhiều cha mẹ. Ở tuổi này, có rất nhiều nhân tố bên ngoài tác động, khiến việc kết nối với con trẻ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1996 trên 220 trẻ em từ lớp 5 đến lớp 12 cho thấy, giữa hai độ tuổi này, thời gian trẻ dành để ở bên gia đình giảm từ 35% xuống 14% số giờ của con trong một ngày.


 
Trong quá khứ, chúng ta đã gặp không ít trở ngại khi cố gắng kết nối với những đứa trẻ đang ở tuổi thanh thiếu niên, ngày nay, cha mẹ hiện đại còn phải đối mặt với một thách thức lớn hơn – khi nuôi dạy con ở thời đại số, với sự xuất hiện của mạng xã hội và các thiết bị điện tử.

Nhà tâm lý học gia đình Michael Riera tiết lộ rằng, ở mỗi đứa con tuổi “teen” đều có hai tính cách khác nhau cùng tồn tại: một mặt, con vẫn là đứa trẻ “ẩm ương” trong mắt bố mẹ, mặt khác, bên trong con đã có bộc lộ những dấu hiệu của một người sắp trưởng thành. Bộ mặt “người trưởng thành” đó được thể hiện rõ khi con ở trường, khi con tham gia vào các hoạt động thể thao, khi con có được công việc đầu tiên, hay khi con ở trước mặt bố mẹ của bạn bè. Không may là, chúng ta lại thường chỉ thấy được khía cạnh “ẩm ương” của con – thất thường và khó chiều. Và nếu không để ý, cha mẹ rất có thể sẽ bỏ lỡ mất thời gian có thể thực sự lắng nghe và uốn nắn con kịp thời trên hành trình trưởng thành.

“Vậy, tôi cần làm gì để trở thành một người cha, người mẹ tốt khi con bước vào tuổi dậy thì?”

Để trả lời cho câu hỏi lớn đó, chúng tôi xin được đưa ra một vài gợi ý để phụ huynh có thể xây dựng kết nối với con cái và giữ mối quan hệ tốt đẹp với con, đặc biệt là khi chúng ta ở giữa xã hội ngày càng phức tạp này.

1. Lắng nghe. Cảm thông. Chỉ khuyên răn khi thực sự cần thiết.

Đôi khi, lời khuyên của bạn dẫu có đúng đến đâu cũng không có tác dụng. Bất cứ khi nào chúng ta tỏ ra “người lớn” và đưa ra những lời khuyên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta cho rằng con không thể tự giải quyết vấn đề của mình. Do vậy, thay vì khuyên răn, hãy cứ lắng nghe, rồi bạn sẽ thấy con sẽ tự động mở lòng kể cho mình nghe nhiều điều hơn. Cũng đừng để bụng hay bực mình mỗi khi trẻ tỏ ra là con chưa muốn nói chuyện, hay con chỉ muốn được để yên để trò chuyện với bạn bè. Trẻ cũng cần có không gian riêng (nằm trong giới hạn an toàn) giống như người lớn vậy.

2. Luôn sẵn sàng mỗi khi con muốn nói chuyện

Đối với nhiều đứa trẻ tuổi teen, thời điểm “sẵn sàng nói chuyện” rất có thể sẽ là tối muộn hay thậm chí nửa đêm. Bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết được vào khoảng nửa đêm, trẻ thường có xu hướng mở lòng hơn rất nhiều so với bình thường. Hầu hết trẻ ở tuổi này đều hành động theo ngẫu hứng và không thích tuân theo những lịch trình đã được sắp đặt trước. Do vậy, việc ép con phải nói chuyện với mình chỉ càng làm chúng ngao ngán hơn. 

Con sẽ chia sẻ khi con thực sự có nhu cầu tâm sự, đặc biệt là khi cha mẹ có thể cho con thấy được mình là người biết lắng nghe – nhưng đừng cố bắt con phải chia sẻ theo ý bạn. (Nếu bạn buộc con phải chia sẻ với mình mọi thứ, trẻ có thể sẽ bắt đầu hình thành suy nghĩ giấu giếm những bí mật không để bố mẹ biết – như một cách các em phản kháng để chứng tỏ sự độc lập của mình.)

Cha mẹ có thể tìm cách để có cơ hội ở cùng con nhiều hơn, như tìm không gian nào đó mà cả hai đều có thể chia sẻ chung, mà không phải yêu cầu hay ra lệnh cho con. Hoặc cha mẹ cũng có thể để con thấy được rằng mình luôn sẵn sàng bất cứ khi nào con cần, đơn giản như nói với con rằng: “Trong trường hợp con cần bố thì bố ở trong phòng làm việc đấy nhé” hay “Mẹ phải chạy ra siêu thị một lát, nhưng nếu con có việc gì cần thì cứ việc điện thoại cho mẹ nhé.”

Điều quan trọng nhất của sự “hiện diện”, không phải là lúc nào cũng phải có mặt, mà là khiến trẻ cảm nhận được sự hiện diện của bạn về mặt tinh thần, hiểu rằng bạn sẽ luôn ở đó nếu con cần giúp đỡ. Một vài bậc phụ huynh có kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ mới lớn, thường chia sẻ rằng mỗi khi họ nhận thấy con có biểu hiện gì khác lạ – thể hiện rằng chúng cần được lắng nghe, họ sẽ sẵn sàng bỏ qua mọi việc mình đang làm để lắng nghe con tâm sự. Dĩ nhiên, điều này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được, nhất là khi bạn có một công việc bận rộn hay còn phải gánh vác nhiều nỗi lo khác. Tuy vậy, nếu trẻ không cảm nhận được sự chia sẻ từ phía cha mẹ, các em sẽ có xu hướng tìm kiếm những người khác, hoặc những cách khác để giải tỏa mỗi khi có tâm sự. Khi đó, chúng ta sẽ bị mất đi sự kết nối với con.

3. Luôn chào đón những người bạn của con

Hãy để ngôi nhà của bạn trở thành nơi có thể chào đón tất cả những người bạn của con, kể cả khi có một vài đứa trẻ cá nhân bạn không thích. Ở lứa tuổi mới lớn, con thường hay thích dẫn bạn bè về nhà. Và thông thường, khi dẫn bạn về nhà, con sẽ có thể nhìn thấy một khía cạnh khác của bạn mà ở trường con không thể thấy. Cả bạn cũng vậy, có thể bạn sẽ thay đổi suy nghĩ về đứa trẻ đó và xóa bỏ đi định kiến ban đầu. Điều quan trọng nhất, nếu bạn thoải mái hơn khi cho phép con đưa bạn về nhà, con sẽ có xu hướng dành thời gian ở nhà nhiều hơn. Nhờ vậy, cha mẹ sẽ dễ dàng hiểu con hơn xem con đang làm gì, thích gì, quan tâm tới điều gì và thậm chí, có thể “góp vui” vào những cuộc trò chuyện của con với bạn bè.

Hầu hết thiếu niên ở giai đoạn này đều thích làm mọi thứ cùng với bạn bè cùng lứa, kể cả bài tập về nhà. Nếu nhà của bạn có thể trở thành một nơi thoải mái để các con đến học nhóm và cùng nhau làm bài tập, con sẽ có nhiều động lực để hoàn thành bài tập hơn. Do vậy, hãy khuyến khích con mời bạn đến chơi, cho các con không gian riêng để học tập, trò chuyện và đưa ra những giúp đỡ khi cần thiết.

4. Dành ra khoảng thời gian cố định mỗi ngày cho gia đình

Cố gắng tạo ra những cơ hội để có thể dành thời gian cùng con. Đó có thể là những việc đơn giản như đi chợ, đi mua sắm, tham gia các sự kiện thể thao, đi xem phim hay đi du lịch cùng nhau… Dù là chỉ năm phút trước giờ đi ngủ hay khoảng thời gian cùng con rửa chén sau bữa ăn tối, hãy cố gắng trò chuyện và kết nối với con mỗi ngày. 

Nếu con vẫn còn lưỡng lự hay bối rối khi ở cùng bạn, cha mẹ cũng có thể thử xây dựng những thói quen đơn giản bắt đầu từ những điều con thích: như chơi bóng đá hay cùng uống với nhau một tách trà mỗi tối, đi bộ đi mua kem vào tối thứ hai hàng tuần, cùng ăn xế hay chơi bóng rổ vào những sáng chủ nhật. Trẻ thường sẽ có xu hướng tận dụng khoảng thời gian ở cùng bố mẹ để kể về những điều đang khiến em phiền não. Đừng hy vọng con sẽ tự nhiên chủ động tâm sự hay chia sẻ với mình, nhưng ít nhất, khi thấy được rằng cha mẹ đang cố gắng dành thời gian để hiểu con hơn, con sẽ dần mở lòng mình hơn.

5. Cuối cùng, đừng quên rằng, khi con lớn lên và muốn có không gian riêng tư, không có nghĩa là con không còn gắn bó với bạn nữa

Nếu cha mẹ có thể cho con sự riêng tư để được là chính mình và được trở thành người mà con mong muốn, thay vì người mà cha mẹ mong muốn, con sẽ có thể phát triển tự nhiên và xây dựng cho bản thân tính độc lập mà không làm phiền cha mẹ. Ngược lại, nếu bạn cứ khăng khăng muốn con phải chơi môn thể thao mà bạn thích, hay áp đặt lên con một quan điểm hay lối suy nghĩ nào đó, lúc này, con sẽ phải lựa chọn giữa ý kiến của cha mẹ và suy nghĩ của bản thân.

Ở tuổi mới lớn, trẻ thường cố gắng tìm kiếm sự độc lập và thích tự mình làm mọi thứ. Sự hiện diện của cha mẹ, với tình thương và sự quan tâm, nên là chỗ dựa để con có thể thư giãn và thoải mái thể hiện bản thân. Bằng cách đó, chúng ta có thể khiến trẻ hiểu rằng, không phải bố mẹ bắt con “phải biết tự lập”, mà là bố mẹ cho con “có quyền tự lập” để con được trưởng thành hơn.

“Như chúng ta đã biết, đặc điểm nổi bật của tuổi mới lớn đó là tính ương ngạnh. Cũng giống như vai trò của những trận khóc to đối với lá phổi của trẻ sơ sinh, sự ương ngạnh cũng sẽ giúp con tự rèn luyện khả năng phân tích vấn đề… Thay vì cố gắng an ủi hay giúp đỡ con, việc duy nhất cha mẹ nên làm là cố gắng thấu hiểu, và kết nối với con cái.” – theo cô Jennifer Marshall Lippincott, tác giả của cuốn sách 7 things Your Teenager Won’t Tell You (tạm dịch: 7 điều con không nói với bạn)

Một vài bí quyết khác giúp cha mẹ duy trì kết nối với con “tuổi teen”

Trò chuyện và thấu hiểu là chìa khoá quan trọng nhất để cha mẹ có thể đồng hành cùng con đi qua tuổi dậy thì. The Learning Network cũng đã đúc kết  một vài “bí quyết” hữu ích:
– Cố gắng trò chuyện với con, ngay cả khi con tỏ ra không hề lắng nghe. Hãy thử tìm hiểu về những chủ đề mà con đang quan tâm.
– Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của con.
Cho con không gian riêng tư. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là bạn không thể gõ cửa phòng con khi có chuyện cần nói.
Đặt ra giới hạn cho những hành động của con, điều nào là được phép và điều nào không, tuỳ thuộc theo quan điểm và giá trị sống của bạn. Con sẽ phải hoàn toàn tuân thủ và tôn trọng những nguyên tắc này.
Không ngừng nói và thể hiện cho con hiểu rằng cha mẹ tin tưởng con vì chính bản thân con, chứ không phải vì những việc con làm
– Tham khảo thêm ý kiến từ chuyên gia hay những người có kinh nghiệm nếu con có những biểu hiện kì lạ trong một thời gian dài.

Giai đoạn đầu tiên của tuổi dậy thì có thể là thử thách lớn cho cả cha mẹ lẫn con cái. Mặc dù hiểu rằng con đang trong giai đoạn hình thành tính cách, đôi khi vẫn thật khó để chấp nhận những hành vi hay biểu hiện khác thường của con ở giai đoạn này. Dù thử thách lớn đến đâu, cha mẹ cũng nên nhớ nên một mục tiêu duy nhất: cố gắng hoàn thành vai trò của mình tốt nhất dưới tư cách là một người làm cha, làm mẹ. Chúng tôi hy vọng những mẹo nhỏ này có thể góp phần giúp phụ huynh sớm đạt được mục tiêu đó. Cuối cùng, ở tuổi dậy thì của con, nếu có khoảnh khắc nào bạn thấy bực mình vì phải chịu đựng tất cả mọi thứ, thì đừng quên rằng giai đoạn này sẽ qua đi rất nhanh thôi!

* Bạn có muốn Thấu Hiểu Con Cái một cách rõ ràng nhất? Bạn muốn thấy rõ Phiên bản tốt nhất của con để giúp con trưởng thành trong hạnh phúc? Hãy Liên Hệ Với Chúng Tôi để được Tư vấn Miễn Phí nhé!

 5 Bí Quyết “Thấu Hiểu” Để Kết Nối Cha Mẹ và Con Cái Tuổi Dậy Thì

 (Sưu tầm)

6 Cách Để Cha Mẹ Thật Sự Hiểu Con Cái?

 Nhiều cha mẹ vẫn quan niệm thương cho roi cho vọt. Tuy nhiên chính cách này lại đang ngày càng nới rộng khoảng cách của bạn và trẻ. Hãy cùng xem bạn thật sự hiểu con chưa nhé.

1. Luôn luôn lắng nghe

6 cách để cha mẹ thật sự hiểu con cái? 1
Hãy luôn luôn lắng nghe để trẻ cảm thấy được quan tâm và chia sẻ

Trẻ nhỏ, nhất là từ khi bắt đầu bước vào tuổi mẫu giáo, trẻ thường được tiếp xúc với môi trường mới nên có rất nhiều chuyện muốn kể cho cha mẹ nghe. Thay vì thái độ dửng dưng, thờ ơ bạn hãy lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của trẻ. Nếu bạn bỏ ngoài tai những lời trẻ nói, con bạn sẽ có cảm giác bị tổn thương, không được quan tâm, từ đó dẫn đến suy nghĩ cha, mẹ không còn thương mình nữa.

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ lại có rất nhiều những vấn đề khác nhau trẻ cần được hỏi và giải đáp. Hãy nhẹ nhàng lắng nghe và giải thích cho trẻ, nhất là những thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì.

2. Dành thời gian cho con

6 cách để cha mẹ thật sự hiểu con cái? 2
Dù công việc bận rộn nhưng hãy sắp xếp thời gian ở bên gia đình nhé!

Cuộc sống ngày càng bận rộn, cha mẹ giành cả ngày để làm việc, khi về đến nhà thường có cảm giác mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi, thời gian giành cho trẻ ngày càng ít. Trẻ ở bất cứ độ tuổi nào cũng cần được sự quan tâm của cha mẹ để không có cảm giác hụt hẫng, bị bỏ rơi.

Hiện nay số lượng trẻ mắc chứng tự kỉ đang ngày càng tăng lên, một trong những nguyên nhân chính là sự thờ ơ, thiếu quan tâm của cha mẹ. Vì vậy dù công việc bận rộn hãy cố gắng sắp xếp thời gian để bên con, lắng nghe và chơi cùng con. Điều này sẽ giúp bạn gần gũi và hiểu con hơn.

3. Tìm hiểu những suy nghĩ của trẻ

Hãy nói chuyện với con, lắng nghe những gì con muốn, muốn tâm sự để thấu hiểu những suy nghĩ của con thay vì cho rằng trẻ con thì có gì mà suy nghĩ.

Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên tìm đọc những cuốn sách nói về suy nghĩ, tâm sinh lý của trẻ ở các độ tuổi khác nhau để dễ dàng trò chuyện và thấu hiểu con hơn.

4. Khuyến khích trẻ phát biểu và nói ra ý kiến của mình

Liều thuốc tinh thần luôn mang lại kết quả không ngờ. Hãy khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến của mình dù là sai, đừng vì con nói sai là quát tháo, lần sau trẻ sẽ không dám nói nữa.

Khuyến khích trẻ cũng là một cách giúp tăng tình cảm gắn kết của cha mẹ và con cái. Nhưng cha mẹ cũng nên lưu ý, không nên khen trẻ quá nhiều có thể khiến trẻ tự phụ, kiêu căng.

5. Thưởng phạt công bằng

6 cách để cha mẹ thật sự hiểu con cái? 4
Thưởng phạt công bằng để trẻ không có cảm giác bị bỏ rơi

Trong gia đình nếu có từ 2 con trở lên thường khiến trẻ có tâm lý so sánh. Vì vậy hãy đối xử công bằng với các con, làm đúng có thưởng, làm sai bị phạt, đừng khiến trẻ có cảm giác cha mẹ thiên vị anh, chị, em hơn, điều này sẽ khiến trẻ bị tổn thương.

6. Đặt mình vào vị trí của trẻ

Hãy từ bỏ thói quen quát mắng, dọa nạt khi trẻ làm sai. Người lớn luôn có lý do khi làm một việc gì đó, trẻ em cũng vậy, hãy thử đặt mình vào vị trí của trẻ để xem trẻ muốn gì? Vì sao trẻ làm vậy để có thể hiểu và cảm thông cho con. Suy nghĩ về một việc ở cùng một góc độ của trẻ con và người lớn rất khác nhau, từng vội áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái. Hãy đặt mình vào vị trí của con, nghĩ theo cách nghĩ của con để hiểu con hơn.

Thấu hiểu những suy nghĩ và mong muốn của con chính là cách giáo dục trẻ tốt nhất!

* Bạn có muốn Thấu Hiểu Con Cái một cách rõ ràng nhất? Bạn muốn thấy rõ Phiên bản tốt nhất của con để giúp con trưởng thành trong hạnh phúc? Hãy Liên Hệ Với Chúng Tôi để được Tư vấn Miễn Phí nhé!

(Sưu tầm)

Friday, June 25, 2021

6 Bước Rèn Tính Độc Lập Cho Con

 Rèn tính độc lập cho con giúp con tự tin hơn, mạnh mẽ hơn để học hỏi và tiến lên phía trước. Con lớn lên với sự hiểu biết, yêu thương và mạnh mẽ sẽ trở thành người có giá trị và hạnh phúc!


6 Bước giúp rèn tính độc lập cho con, cha mẹ tham khảo nhé!

1. TRAO CHO CON TRÁCH NHIỆM 
 
🏜 Hãy giao cho con bạn những trách nhiệm khi còn nhỏ. Bắt đầu từ một số công việc gia đình tùy thuộc vào độ tuổi của chúng có thể là những công việc như quét sàn, rửa chén hay dọn bàn ăn.
 

 Giao cho con bạn trách nhiệm sẽ góp phần thúc đẩy sự tự tin của chúng vào công việc và cho chúng thấy rằng mình là một thành viên có trách nhiệm trong gia đình.
 
2. CHO PHÉP CON ĐƯA RA NHỮNG QUYẾT ĐỊNH NHỎ
 
🏜Bạn nên để trẻ tự quyết định trong những việc nhỏ. 
 Khi trẻ em được tự do đưa ra quyết định của mình, chúng sẽ học cách đưa ra lựa chọn và điều này khiến chúng độc lập trong việc tự mình đưa ra các quyết định lớn hơn sau này.
 
3. ĐỂ CON TỰ LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ
 
Bạn nên tạo cho chúng thói quen tạo ra một lịch trình thời gian bao gồm làm bài tập về nhà và học bài kiểm tra. 
 

Tạo thói quen làm việc kịp thời sẽ cho phép con bạn học cách tự xử lý trách nhiệm của mình một cách độc lập và không phụ thuộc vào cha mẹ khi ở trường.
 
4. CHO PHÉP CON MẮC LỖI
 
🏜Cho phép trẻ mắc lỗi để trẻ tự rút kinh nghiệm và không lặp lại sai lầm tương tự nữa. 
Nếu con bạn mắc lỗi, đừng la mắng chúng, thay vào đó hãy nói với chúng rằng chúng đã sai ở đâu và làm thế nào để chúng có thể làm tốt hơn trong lần sau.
 
5. DAY CON GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 
🏜 Nếu con bạn gặp bất kỳ vấn đề nào ở trường hoặc với bạn bè, hãy hướng dẫn chúng xác định vấn đề và giải quyết vấn bằng các giải pháp tích cực. 
 

Điều này sẽ giúp con bạn học được kỹ năng giải quyết vấn đề và tự tin trong việc tìm ra giải pháp cho những vấn đề khó hơn.
 
6. DẠY CON CÁCH SUY NGHĨ ĐỘC LẬP
 
🏜Khuyến khích con bạn tập thói quen suy nghĩ về mọi việc và hình thành ý kiến ​​cũng như cách giải quyết của riêng chúng vì điều này sẽ khiến chúng trở nên độc lập hơn. 
 Sự thành công của con bạn phụ thuộc vào việc chúng tự suy nghĩ tốt như thế nào và chúng đưa ra các giải pháp từ suy nghĩ độc lập của mình theo cách nào.
Theo Hotkids Việt Nam
 

9 Cách Giúp Cha Mẹ Kiềm Chế Cảm Xúc Nóng Giận Với Con

 Việc trẻ phạm lỗi và làm bố mẹ tức giận là điều không thể tránh khỏi, trong những tình huống đó để tình hình bớt căng thẳng và dạy dỗ trẻ đúng cách thì bố mẹ nên kiềm chế cảm xύc, kiên nhẫn với con hơn thay vì cố gắng tranh luận hay quát mắng trẻ.

🎑🎑Nếu bố mẹ có xu hướng mất bình tĩnh, không thể khống chế được cảm xύc hay trách phạt trẻ bằng những lời lẽ thậm tệ sẽ khiến trẻ có thể học theo những tật xấu đó, hoặc có thái độ tiêu cực trước các tình huống tương tự. ngược lại, nếu bố mẹ dịu dàng và sử dụng những từ ngữ nhẹ nhàng với con, điều này sẽ mang lại cảm giác an toàn và yên tâm cho con.
👇👇 Dưới đây là những cách đơn giản giúp bố mẹ bình tĩnh và kiên nhẫn hơn khi trẻ phạм lỗi, mẹ có thể thử áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
 
1. DÀNH THỜI GIAN ĐỂ NGHỈ NGƠI
 Chăm sóc con cái là một ᴄôпg việc hết sức мệt mỏi và tiêu tốn nhiều năng lượng, vậy nên nếu trẻ vô tình phạм một lỗi nhỏ bố mẹ cũng có thể trở nên cáu kỉnh và giận giữ bất cứ lúc nào. do đó, để hạn chế những xung đột xảy ra, điều mẹ cần làm là hãy nạp đủ năng lượng tích cực cho chính mình, dành thời gian nghỉ ngơi khi cảm thấy buồn bã hay мệt mỏi.
 
2. TẠM DỪNG CUỘC TRANH LUẬN VỚI CON
Khi mẹ cảm thấy tình hình trở nên khó khăn, hãy dừng lại cuộc tranh luận với con thay vì cố gắng tìm hiểu xem con đã phạm vào những lỗi gì. việc tạm dừng cuộc tranh luận giúp mẹ có thêm thời gian để điều tiết cảm xύc của chính mình, xem xét tình huống ở nhiều khía cạnh trước khi đưa ra quyết định trách phạt trẻ.
 
3. HÍT THỞ CHẬM VÀ SÂU
Bài tập hít thở luôn mang lại nhiều lợi ích trong những tình huống xấu, đôi khi mẹ chỉ cần hít thở nhẹ nhàng cũng có thể giúp tâm trạng bình tĩnh lại và hạ huyết áp, thay vì vướng vào một cuộc tranh cãi qua lại nghẹt thở với con.
 
4. LÀM ĐIỀU GÌ ĐÓ TÍCH CỰC ĐỂ AN ỦI BẢN THÂN
 
Khi mẹ cảm thấy không thể giữ được bình tĩnh và sắp nổ ra một cuộc tranh cãi lớn với con, lặp lại những cụm từ xoa dịu có thể giúp mẹ “giải nhiệt” và xua tan cơn nóng giận. hãy tự nói với bản thân “tôi có thể làm được việc này” hoặc “mọi việc sẽ trôi qua thôi”, điều đó có thể giúp mẹ bình tĩnh hoặc cảm thấy tốt hơn.
 
5. NHẬN THỨC ĐƯỢC CẢM XÚC CỦA CHÍNH MÌNH
Nhiều chuyên gia khuyên rằng bố mẹ nên lưu tâm đến cảm xúc của chính mình, và biết chính xác những điều mình sẽ làm khi trẻ phạm lỗi.
Thông thường khi tức giận bố mẹ sẽ có những biểu hiện cơ bản như tim đập nhanh, mặt đỏ bừng, cơ thể cảm thấy nóng. vậy nên, việc bố mẹ xác định được cảm xúc và suy nghĩ nảy sinh khi tức giận sẽ giúp bố mẹ kiểm soát được cơn giận giữ tốt hơn.
 
6. ĐẶT CÂU HỎI VÌ SAO MÌNH TỨC GIẬN
 
Trong khi bố mẹ tức giận, phần lớn những cảm xúc tiêu cực sẽ nảy sinh, nếu bố mẹ dừng lại một chút và tự đặt những câu hỏi như “vì sao mình lại tức giận” hay “mình tức giận để được gì”, việc bố mẹ nhận thức được những điều mình đang làm cũng tác động rất lớn giúp cơn giận hạ nhiệt, tạo động lực và điều kiện tốt hàn gắn mối quan ʜệ giữa con và bố mẹ.
 
7. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN VÌ SAO TRẺ LÀM ĐIỀU ĐÓ
 
Khi bố mẹ tức giận, có thể khó nhìn mọi thứ từ góc độ của một đứa trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ hãy cố gắng tìm hiểu vì sao con lại làm điều đó, điều gì dẫn đến sự bộc phát của con. Điều này sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về con mình và phảп ứng tốt hơn trong những tình huống sắp xảy ra tranh cãi.
 
8. CỐ GẮNG MỈM CƯỜI VỚI CON NHIỀU HƠN
 
Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng nụ cười giúp giải phóng các hormone như endorphin, là hormone tạo cảm giác dễ chịu. Vậy nên, bố mẹ hãy cố gắng mỉm cười với con nhiều hơn, điều này có thể tạm thời xoay chuyển tình hình và pʜá vỡ bầu không khí căng thẳng, để bố mẹ có thể hạ hỏa và sắp xếp suy nghĩ của mình.
 
9. ĐẶT RA MỘT SỐ QUY TẮC TRONG NHÀ
 

Đặt ra một số quy tắc trong nhà là một trong những cách tốt giúp trẻ hạn chế việc phạm lỗi, cũng như giúp đơn giản hóa mọi thứ khi hỗn loạn nổ ra.
Mẹ hãy đặt ra các quy tắc và hình phạt cụ thể nếu trẻ làm sai và khen thưởng khi trẻ làm điều gì đó có ích. Tuy nhiên, bố mẹ không nên quá lạm dụng các hình phạt.
 
Theo Hotkids Việt Nam

Monday, June 7, 2021

Sơ đồ tư duy - Giúp Trẻ Rèn Sự Tập Trung Tốt Hơn

 Bạn có muốn giúp con tập trung hơn trong học tập và công việc? Những biểu hiện của sự thiếu tập trung là gì? Nguyên nhân chính gây ra việc thiếu tập trung? Giải pháp giúp con tập trung hơn để học tập và làm việc hiệu quả hơn là gì? Những trò chơi giúp trẻ rèn sự tập trung là gì? Mời các bạn tham khảo những Sơ đồ tư duy - Giúp Trẻ Rèn Sự Tập Trung Tốt Hơn sau đây nhé!

 

Sơ đồ tư duy - 10 biểu hiện thiếu tập trung ở trẻ

 
Sơ đồ tư duy - 4 Nguyên nhân khiến trẻ thiếu tập trung

4 Phương pháp giúp con tập trung hơn

Những trò chơi giúp con tập trung hơn
 
Chúc các bạn có thêm nhiều ý tưởng hay và thực hành mỗi ngày để giúp con rèn sự tập trung thật tốt nhé!
 
(Nội dung được chia sẻ từ chuyên gia giáo dục Lại Thị Hải Lý)

 
 Sơ đồ tư duy - Giúp Trẻ Rèn Sự Tập Trung Tốt Hơn

Clip Câu Chuyện Hay Gieo Hạt Cùng Vĩ Nhân

Clip Câu Chuyện Hay Gieo Hạt Cùng Vĩ Nhân
Rèn Luyện Đạo Đức, Trí Tuệ và Nghị Lực Cùng Con

Happy Book - Thấu hiểu và Phát triển bản thân

Happy Book - Thấu hiểu và Phát triển bản thân
Số Học Ứng Dụng - Công cụ giúp cha mẹ Nuôi dạy con Trưởng thành trong Hạnh phúc